Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên

Tết trung thu là một dịp để tất cả mọi người trong gia đình sum vầy, quây quần bên nhau và cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn. Ngày nay, dù Tết trung thu được xem là một ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam nhưng có rất nhiều người vẫn chưa biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này. Hãy cùng Enjoy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên

Nguồn gốc ra đời của bánh trung thu

Bánh trung thu là tên gọi của một loại bánh có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc thường được sử dụng trong ngày Tết trung thu. Nguồn gốc của bánh trung thu được truyền lại qua nhiều điển tích khác nhau như:

  • Điển thích thứ nhất:

Theo truyền thuyết vào cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ là Lưu Bá Ôn và Chu Nguyệt Chương, 2 vị này đã xây dựng nên cuộc khởi nghĩa nông dân và chấm dứt giai đoạn thống trị của nhà Nguyên, từ đó lập ra nhà Minh. Thời bấy giờ, để có thể truyền đạt tin tức và các mệnh lệnh một cách bí mật nhất thì người ta đã làm nên những chiếc bánh có hình tròn, trong mỗi chiếc bánh đều có nhét vào 1 mảnh giấy ước định thời gian khởi nghĩa là vào lúc trăng tròn nhất tức đêm rằm tháng 8 âm lịch. Về sau, bánh trung thu được người dân Trung Quốc sử dụng vào ngày rằm tháng 8 để tưởng nhớ sự kiện lịch sử này.

  • Điển tích thứ 2:

Theo điển tích thứ 2 thì bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và được biết đến với các tên bánh Nguyệt. Vào thời Ân, Chu ở vùng đất Triết Giang đã xuất hiện loại bánh dùng để kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng hay còn gọi là bánh Thái Sư. Đây là loại bánh được xem là thủy tổ của bánh trung thu. Vào thời Tây Hán khi Trương Thiên đi Tây Vực về thì có mang về hạt mè, dưa hấu, hạt hồ đào để làm nguyên liệu cho bánh nguyệt thêm phong phú. Thời đó, hạt hồ đào là nguyên liệu chính của bánh nguyệt nên còn được gọi là bánh hồ đào.

Nguồn gốc ra đời của bánh trung thu

  • Điển tích thứ 3:

Ở điển tích thứ 3 thì người ta cho thấy bánh nguyệt còn xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài đến triều đại nhà Đường vào năm 618-907 trước công nguyên. Trong một lễ hội đặc biệt chào đón ngày trăng rằm thì Hoàng đế Đường Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh nguyệt và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị thơm ngon của nó. Lúc này Dương Quý Phi nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lên vua lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng.

Tóm lại, theo từng thời kỳ của Trung Quốc thì bánh trung thu xuất hiện với nhiều tên gọi và nguồn gốc khác nhau như bánh nguyệt, bánh hồ đào, bánh hoàng tộc, bánh đoàn viên,.. Nhưng đặc điểm chung của bánh trung thu là chúng đều được dùng làm nghi thức để chào đón ngày trăng tròn của người xưa.

Xem thêm: Bật mí cách bảo quản bánh trung thu kem lạnh không bị hư hỏng

Ý nghĩa đặc biệt của bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên

Ở Việt Nam vào dịp Tết trung thu bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được 2 loại bánh được sử dụng nhiều nhất vào ngày trăng tròn là bánh nướng và bánh dẻo. Từ hình dạng đến nhân bánh đều mang đến những ý nghĩa khác nhau. Sau đây là ý nghĩa bánh trung thu mà bạn có thể biết:

Ý nghĩa về hình dáng bánh:

  • Bánh trung thu có hình vuông nhằm thể hiện hình dáng của trời đất, sự tự do và là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
  • Bánh trung thu hình tròn được tượng trưng cho hình dáng của vầng trăng tròn ngày Tết đoàn viên, là sự tinh khiết, tròn đầy và là biểu tượng cho sự viên mãn, đoàn viên, ấm no, hạnh phúc.

Ý nghĩa đặc biệt của bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên

Ý nghĩa về nhân bánh:

  • Đối với bánh dẻo thường được làm ra từ bột nếp cùng nước đường, nước hoa bưởi mang mùi thơm ngọt dịu. Nhân của bánh dẻo thường có vị ngọt tự nhiên từ hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn đại diện cho sự tinh khiết, ngọt ngào.
  • Đối với bánh nướng được làm nên từ bột mì cùng với trứng, chút rượu, phần nhân đa dạng với các nguyên liệu như khoai môn tán nhuyễn, đậu xanh, hạt dưa bọc lấy phần trứng muối. Bánh nướng thường mang vị mặn và nó sẽ đại diện cho những vấp ngã, khó khăn trong cuộc sống mỗi người.

Đặc điểm của bánh trung thu

Bánh trung thu mang hình dáng phổ biến nhất vẫn là hình tròn có đường kính khoảng 10cm, dày 4cm. Trong khi đó bánh trung thu hình vuông rất ít phổ biến, chúng có cạnh dài khoảng 7-8cm. Hầu hết những chiếc bánh trung thu nướng truyền thống có vỏ mỏng không quá 1cm và được làm bằng bột mì, ít hương vị. Phần nhân bên trong bánh có vị ngọt, hơi có dầu. Thường thì độ ngọt của nhân bánh trung thu truyền thống sẽ ngọt hơn so với các loại bánh khác.

Điểm đặc biệt của phần nhân bánh là chúng luôn có trứng muối. Trứng muối tượng trưng cho ngày trăng rằm, vị mặn của trứng hòa quyện cùng vị ngọt của tất cả các nguyên liệu khác sẽ mang đến hương vị tuyệt vời khó quên cho bánh trung thu.

Bánh trung thu mang hình dáng phổ biến nhất vẫn là hình tròn có đường kính khoảng 10cm

Bánh trung quốc thường được in trên mặt bánh các loại hình chữ nhằm thể hiện ngụ ý tốt lành như cát tường, song hỷ,.. hay thậm chí là tên của nhà sản xuất bánh. Ngoài ra, phần hoa văn của bánh cũng được cách điệu hay bổ sung thêm các biểu tượng mặt trăng, thỏ ngọc, chị Hằng Nga,… hay chúng chỉ đơn giản là hoa lá để tăng thêm phần cầu kì cho bánh.

Khác với những chiếc bánh trung thu truyền thống thì những chiếc bánh trung thu hiện đại ngày nay được cách tân rất nhiều từ phần vỏ bánh cho đến nhân bánh. Ví dụ như phần nhân sẽ được làm từ đậu xanh, khoai môn, lá dứa, trái cây, flan, cà phê,… Do sở thích, nhu cầu sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe mà nhà sản xuất còn cho ra đời thêm các loại bánh trung thu dành cho người ăn chay, ăn kiêng.

Xem thêm: Bật mí cách làm bánh Trung thu cho người tiểu đường, ăn kiêng

Hy vọng qua bài viết này, Enjoy đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về nguồn gốc và ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu trong ngày rằm tháng 8, cũng như so sánh điểm khác biệt giữa những chiếc bánh trung thu truyền thống so với bánh trung thu ngày nay. Chúc bạn sẽ có được ngày Tết trung thu thật ý nghĩa và ấm cúng bên gia đình, bạn bè nhé!

Một số thông tin hữu ích bạn cần biết: 

bình luận trên bài viết “Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin