Từ điển các loại dầu nấu ăn dành cho người nội trợ

Dầu ăn là một trong những gia vị quan trọng không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Hiện nay, dầu ăn được sản xuất đa dạng và đem đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng như: Dầu olive, dầu đậu nành, dầu mè,… Điều này vô tình khiến bạn cảm thấy băn khoăn và đau đầu khi không biết nên sử dụng loại dầu ăn nào và chúng có tác dụng ra sao? Hãy cùng Enjoy tìm hiểu từ điển về các loại dầu ăn dành cho các bà nội trợ thông qua bài viết dưới đây nhé!

Dầu ăn là một trong những gia vị quan trọng không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày

Cách sử dụng các loại dầu trong nấu ăn hằng ngày

Nếu bạn chưa biết cách sử dụng các loại dầu trong nấu ăn như thế nào cho phù hợp nhất thì hãy tham khảo ngay các mục dưới đây:

Dầu quả bơ

Dầu quả bơ hay còn được gọi tắt là dầu bơ, chúng được chiết xuất từ bơ ép mang đến hương vị nhẹ nhàng và thơm ngon cho món ăn. Bên cạnh đó, bơ còn được biết đến là nguồn cung cấp axit oleic cao, loại axit béo bão hòa đơn này có tác dụng giúp giảm huyết áp, thúc đẩy chức năng của não bộ và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bơ còn giàu vitamin A, E, D, kali nên được xem là một trong những loại dầu ăn hoàn hảo cho tất cả hoạt động nấu nướng, chiên rán, xào, áp chảo hay chiên ngập dầu nhờ điểm khói cao ở 271 độ C.

Xem thêm:  Những gia vị không thể thiếu trong gian bếp cho các bà nội trợ

Dầu hạt cải

Dầu hạt cải được chiết suất từ hạt cải có màu vàng, hương vị nhẹ và trung tính. Điểm khói của loại dầu này ở 204 độ C, chứa ít chất béo bão hòa, giàu hàm lượng omega-3 và axit alpha linoleic cao nên được biết đến là một loại dầu ăn đa năng. Thường thì dầu hạt cải được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn thông thường nhưng khi dùng làm nước sốt salad thì nó hầu như không có mùi vị nên sẽ khiến cho món salad không thơm ngon, hấp dẫn.

Dầu bắp

Dầu bắp được chế biến từ hạt bắp có mùi vị trung tính. Đây là loại dầu ăn được sử dụng phổ biến nhất cho nấu ăn ở gia đình và nấu ăn công nghiệp. Nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao như omega-6, vitamin E, phytosterol nên loại dầu ăn này lý tưởng để chế biến làm bơ thực vật hay dùng chiên các món ngập dầu, nhưng không dùng dầu bắp để làm salad. Dầu bắp được sử dụng thay thế bơ khi nướng bánh nhờ mùi vị trung tính. Tuy nhiên, trong dầu bắp lại chứa ít chất béo tốt, nhiều chất béo bão hòa nên được nhiều người xem là loại dầu ăn kém lành mạnh.

Dầu bắp được sử dụng phổ biến nhất cho nấu ăn ở gia đình và nấu ăn công nghiệp

Dầu dừa

Dầu dừa được chế biến từ phần cùi thịt của quả dừa. Dầu dừa không có màu nhưng chúng sở hữu mùi thơm đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhất với những ai ăn chay vì có thể dùng chúng thay thế hoàn toàn các loại dầu từ chất béo động vật và bơ. Nhờ hương vị thơm ngọt tự nhiên nên dầu dừa hoàn hảo để chế biến các món nướng, xào trên lửa nhỏ. Tuy nhiên, dầu dừa lại chứa nhiều chất béo bão hòa và điểm khói thấp -177 độ C nên chỉ được sử dụng vừa phải khi chế biến món ăn.

Xem thêm: Thực đơn cho mùa dịch Covid giúp bạn tăng sức đề kháng phòng bệnh

Dầu hướng dương

Dầu hướng dương được chế biến từ hạt hướng dương, chúng gần như không mùi, không vị và thường được sử dụng để làm nước sốt salad hay chiên rán nhờ điểm khói cao 225 độ C. Bên cạnh đó, loại dầu này còn chứa hàm lượng vitamin E cao, ít chất béo bão hòa nên sẽ rất tuyệt khi được dùng để nướng bánh bởi vì chúng sẽ không làm lấn át mùi hương của các gia vị khác.

Dầu mè

Dầu mè được chiếc suất từ hạt mè, chúng có 2 màu phổ biến nhất là có màu sẫm và màu nhạt. Dầu mè nhạt màu sẽ phù hợp cho các món ăn cần chiên ngập dầu. Còn loại dầu mè sẫm màu sẽ rất phù hợp khi làm nước sốt salad hay nước chấm. Tuy nhiên, dùng dầu mè trong nướng bánh lại khiến bánh có vị như bị ôi nên không ai sử dụng với mục đích này. Dầu mè có điểm khói ở 232 độ C và chúng là chất béo không bão hòa đa.

Dầu mè có điểm khói ở 232 độ C và chúng là chất béo không bão hòa đa

Dầu đậu nành

Dầu đậu nành là loại dầu ăn hàng đầu, tốt cho sức khỏe tim mạch nên được rất nhiều người tin dùng. Chúng chứa nhiều vitamin K có khả năng tăng cường sức mạnh cho xương khớp, chúng còn chứa nhiều omega-3 và chất béo bão hòa đa nên sẽ có liên quan đến việc giảm mức độ cholesterol trong máu. Nhờ hương vị mạnh mẽ nên chúng thường được sử dụng nhiều khi chế biến các món ăn chiên, xào, rán, làm bánh hay làm bơ.

Xem thêm: Top 5 loại giấm có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe

Dầu lạc

Dầu lạc hay còn gọi là dầu đậu phộng, đây là loại dầu được nhiều khách hàng tin dùng khi chế biến các món ăn chiên ngập dầu nhờ hương thơm và mùi vị nhẹ nhàng mà nó mang đến cho thức ăn. Loại dầu ăn này còn được sử dụng rất linh hoạt khi làm các món chiên, rán, nước sốt salad hay bất cứ món ăn nào cần hương vị tinh tế, nhẹ nhàng. Dầu lạc có điểm khói 232 độ C và là chất béo không bão hòa.

Dầu olive

Dầu olive là loại dầu được chế biến từ trái olive. Chúng có 2 dạng phổ biến là dầu olive chưa tinh chế ( Extra Virgin) và dầu olive tinh chế ( Light). Loại dầu olive chưa tinh chế được xem là loại dầu tốt nhất hiện nay vì nó giữ được hương vị olive thực sự, nhiều vitamin,  không chứa chất bảo quản hay chất tẩy, chúng có vị ngon nhất trong các loại dầu olive và có tỉ lệ chất chống oxy hóa cao nhất. Nó có màu xanh đậm và hương vị khá phức tạp, vị trái cây, hơi cay và đắng. Dầu olive này có điểm khói thấp -160 độ C nên tốt nhất bạn hãy để dành để chấm bánh mì, làm nước chấm, nước sốt salad và các món ăn lạnh.

Dầu olive đã tinh chế có vị trung tính, điểm khói cao 210 độ C nhưng không nhiều dinh dưỡng bằng dầu olive nguyên chất. Loại dầu này thường được sử dụng để xào nhưng không dùng chiên ngập dầu.  

Xem thêm: Mách mẹ cách sử dụng dầu olive cho bé ăn dặm đúng cách

Dầu olive chưa tinh chế được xem là loại dầu tốt nhất hiện nay

Dầu cọ

Dầu cọ là loại dầu được chiếc suất từ thịt (cùi) quả cọ, có vị thơm nhẹ và thường được dùng để làm bánh quy, bánh gato, bánh ngọt, socola. Dầu cọ có điểm khói cao 230 độ C, chứa nhiều beta-kerosin nên sẽ khiến dầu có màu vàng cam. Bên cạnh đó, dầu cọ còn được sử dụng trong làm bánh, nấu ăn, làm hương hiệu thực phẩm nhưng chúng lại là một chất béo bão hòa nên được các chuyên gia dinh dưỡng xem là loại dầu không lành mạnh nên sẽ được sử dụng ở mức độ vừa phải.

Các lưu ý khi sử dụng dầu ăn

Để giúp đảm bảo sức khỏe tốt khi sử dụng dầu ăn bạn cần lưu ý các điểm sau đây:

  • Không dùng dầu ăn ở nhiệt độ quá cao vì chúng dễ gây nên các hậu quả nghiêm trọng như bị bỏng do văng dầu, dầu bị mất đi chất dinh dưỡng, tạo ra luồng khói độc và các chất độc gây hại cho sức khỏe.
  • Không dùng dầu ăn chiên lại nhiều lần bởi vì khi dầu ăn chiên nhiều lần sẽ dễ bị oxy hóa gây nên nhiều căn bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường,..
  • Nên sử dụng nhiều loại dầu ăn trong căn bếp để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Một loại dầu dùng khi chiên, rán như dầu đậu phộng, dầu dừa,.. Dầu dùng cho làm salad, nấu canh, xào thì dùng dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.

Nên sử dụng nhiều loại dầu ăn trong căn bếp để đảm bảo sức khỏe cho gia đình

Cách bảo quản dầu ăn

Ngoài ra, bạn cũng cần bảo quản dầu ăn thật cẩn thận, đúng cách. Sau khi sử dụng hãy đóng nắp chai dầu ăn thật kỹ để tránh cho không khí, hơi ẩm, bụi bẩn rơi vào trong. Tốt nhất hãy đựng dầu ăn trong các chai thủy tinh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế dùng vật chứa kim loại vì sẽ khiến cho dầu ăn nhanh hư hỏng. Nên để dầu ăn ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hay hơi nóng từ bếp, nhiệt độ lý tưởng nhất từ 10-15 độ C và không quá 35 độ C.

Hy vọng qua bài viết này Enjoy sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về các loại dầu ăn cũng như cách và mục đích sử dụng các loại dầu ăn chuẩn nhất để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng. 

Một số thông tin hữu ích bạn cần biết:

bình luận trên bài viết “Từ điển các loại dầu nấu ăn dành cho người nội trợ

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin