Bàn thờ gia tiên ngày Tết cần có những gì

Tết được xem là ngày lễ lớn nhất trong năm bởi đây là thời điểm chúng ta chia tay năm cũ để chào đón một năm mới. Bày bàn thờ cúng tổ tiên là điều mà tất cả gia đình Việt Nam đều chú trọng trong những ngày này. Bàn gia tiên ngày Tết cần gì và trang trí như thế nào cũng là câu hỏi của không ít người. Cùng Enjoy điểm qua những lưu ý và cách bày bàn thờ ngày Tết trong bài viết này nhé!

Ý nghĩa bày bàn thờ gia tiên trong ngày Tết

Tết đến xuân về là dịp để bên cạnh việc trang hoàng nhà cửa, sắm sửa đồ mới, chuẩn bị phong bao lì xì. Bên cạnh đó, mỗi người đều dành sự quan tâm đặc biệt đến việc trang trí bàn thờ ngày Tết bởi chúng có những ý nghĩa nhất định.

Ý nghĩa bày bàn gia tiên ngày Tết

Bày bàn thờ ngày Tết là lúc để chúng ta bày tỏ tình cảm của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, nó cũng thay cho những lời cảm ơn, sự tôn kính kèm theo cầu chúc cho năm mới bình an, may mắn.

Bàn thờ cũng chính là nơi mỗi gia đình dâng hương cúng lễ; thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: Kinh nghiệm tặng quà Tết cho bố mẹ mà người con nào cũng cần biết

Cách bài trí trên bàn gia tiên

Bàn thờ là nơi chúng ta dâng hương cúng lễ, thể hiện lòng thành kính và cũng là sự biểu trưng cho nét đẹp dân tộc. Nhưng bày bàn thờ ngày Tết như thế nào mới là đúng cách?

Các đồ trang trí

Bạn nên đặt hai cây đèn dầu (hoặc nến thơm) hai bên bàn thờ. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao lại có tới hai cây đèn? Bởi theo quan niệm, hai cây đèn này một cái biểu tượng cho mặt trăng và cái còn lại tượng trưng cho mặt trời.

Bạn nên bày hai lọ hoa trên bàn thờ, một cái để đựng hương, lọ còn lại được dùng để đựng vàng, bạc. Sẽ rất tốt nếu có hoa tươi để trang trí trên bàn thờ, tuy nhiên có một số loại hoa không được sử dụng để cắm trên bàn thờ gia tiên nên trước đó bạn nên tìm hiểu kỹ về yếu tố này. Hãy luôn nhớ rằng tuyệt đối không được dùng hoa giả để thắp hương.

Bài trí bàn gia tiên ngày Tết ra sao?

Xét về yếu tố phong thủy, khi sắp xếp, gia chủ nên để hai cây đèn (nến) ra phía ngoài và đặt hai cái lọ hoa vào bên trong nhằm mục đích tăng thêm phần sinh khí cho bàn thờ gia tiên. Bởi trong quá trình thắp, đèn thường mang đến nguồn năng lượng ấm, có khả năng xua đuổi tà khí.

Xem thêm:  Gợi ý những món quà Tết 2023 ý nghĩa dành tặng đồng nghiệp

Các đồ thờ cúng

Như các bạn đã biết, mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam lại có những đặc trưng riêng trong việc bài trí bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung giữa cả ba miền là đều có ba chén nước, ba chén rượu, hương (nên chọn hương vòng thơm để tiện cho việc đốt liên tục) và hoa tươi.

Bên cạnh đó, mâm ngũ quả cũng là đồ thờ cũng không thể thiếu vào ngày tết. Theo quan niệm, năm loại quả ứng với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hy vọng về sự sung túc, hòa thuận và bao bọc của vạn vật. Tuy nhiên, cách bài trí mâm ngũ quả cần phải hợp lý và đầy đủ những loại quả có ý nghĩa theo vùng miền.

Các loại quả gì bày bàn gia tiên ngày Tết?

  • Đối với miền Bắc: Chắc chắn trên mâm ngũ quả phải có chuối, bởi theo họ, nó có ý nghĩa giúp nâng đỡ các loại khác; tượng trưng cho sự bình an và đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Bưởi là loại quả thể hiện sự thành kính của con cháu với bề trên. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể bày đào, hồng, quýt, cam....
  • Ở miền Nam kiêng đặt chuối và cam trên mâm ngũ quả, bởi chúng thể hiện cho sự khổ cực, điềm xui xẻo. Bên cạnh đó, họ thường bày mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung; những loại quả này trong quan niệm người miền Nam biểu trưng cho sự sung túc, làm ăn tốt,....

Mâm cơm bày bàn gia tiên ngày tết

Mâm cơm cúng ngày Tết bày bàn gia tiên

Bên cạnh mâm ngũ quả thì mâm cơm bày bàn thờ gia tiên cũng là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán. Mâm cúng gia tiên thường được chuẩn bị vào đêm ngày 30, mùng 1 tết với những món ăn và cách bày trí đặc trưng cho từng vùng miền khác nhau.

  • Đối với mâm cơm thờ ở miền Bắc, bốn bát và bốn đĩa được sắp xếp theo hình thức tứ trụ đại diện cho bốn phương cũng như bốn mùa trong năm. Các món ăn thường có như dưa hành, giò lụa, thịt gà, canh xương, nước chấm, bánh chưng,...
  • Khác với miền Bắc, do thời tiết trong ngày tết khá là nóng, điều này cũng có chút ảnh hưởng đến món ăn trên mâm cúng ngày Tết của người miền Nam. Cụ thể thịt kho hột vịt đại diện cho hành Thủy, dưa góp và củ kiệu thì ứng với hành mộc, hành thổ được thể hiện qua món bánh chưng, mướp đắng nhồi thịt đại diện cho hành hỏa, và cuối cùng ớt tươi tượng trưng cho hành kim.

Những lưu ý khi bày bàn gia tiên ngày tết

Bên cạnh thông tin trả lời cho câu hỏi bàn gia tiên ngày tết cần gì, bạn cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ như:

Cách bài trí trên bàn gia tiên

Bàn thờ gia tiên phải được sắp xếp theo vị trí như sau và tuyệt đối không được phép thay đổi:
Di ảnh tổ tiên được đặt trong cùng và phía trước chính giữa bàn thờ là vị trí của bát hương.

  • Hai bên dùng để bày các đồ thờ cúng như đèn, đỉnh đồng,..
  • Mâm ngũ quả phải được đặt giữa bát hương và di ảnh.
  • Đặc biệt, phải nhớ rằng khi dọn dẹp cũng như sắp xếp bàn thờ, không được phép xê dịch vị trí của bát hương.

Cách cắm hoa bàn gia tiên

Lưu ý khi cắm hoa bàn gia tiên ngày Tết

Khi cắm hoa trên bàn thờ gia tiên, cũng có một số điều cần lưu ý như:

  • Tuyệt đối không được cắm hoa với số lượng chẵn hoặc lẻ 7 ở số tử.
  • Không sử dụng hoa ly để thờ vì nó thể hiện cho sự chia ly.
  • Theo chuyên gia phong thủy, các loại hoa như cúc vạn thọ, râm bụt, mẫu đơn,....đều mang ý nghĩa không tốt, nên cũng không được sử dụng để trang trí bàn thờ vào ngày Tết.

Như một lẽ thường, việc chăm chút, bài trí bàn thờ gia tiên trong ngày Tết Nguyên Đán được biết tới với sự quan tâm đặc biệt. Đây là cách chúng ta thể hiện sự tưởng nhớ tới người đã khuất cũng như nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Hy vọng với bài viết trên đây, Enjoy đã giúp người đọc biết bàn gia tiên ngày Tết cần gì, trang trí như thế nào; đồng thời cũng là câu chúc cho các gia đình có một năm mới an khang, thịnh vượng.

Một số thông tin hữu ích bạn cần tham khảo:

bình luận trên bài viết “Bàn thờ gia tiên ngày Tết cần có những gì

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin