Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Năm hết tết đến là thời điểm mỗi người Việt Nam tất bật chạy đua với thời gian để hoàn thành công việc cũ, sắm sửa,...hy vọng đón năm mới tràn đầy hạnh phúc. Tết là chung nhưng mỗi vùng miền trên dải đất chữ S lại có cách ăn tết đặc trưng với những phong tục khác nhau. Hãy cùng Enjoy dạo quanh khám phá những điểm đặc trưng tết Tây Nam Bộ trong bài viết này nhé!
Cuộc sống của người dân miền Tây gắn liền với sông nước, do đó chợ Tết trên sông là một phong tục và nét đặc trưng rất riêng của những con người nơi đây. Cũng giống như chợ Tết trên bờ, người miền Tây cũng họp chợ từ rất sớm, tuy nhiên nó được tổ chức trên các con sông. Chúng ta có thể thấy được hình ảnh những chiếc xuồng ghe nối đuôi nhau người mua kẻ bán tấp nập.
Chợ Tết trên sông bán rất nhiều mặt hàng như trái cây, hoa quả, bánh kẹo ngày Tết. Một bầu không khí Tết của miền Tây với tiếng rao của người bán xen lẫn với tiếng trả giá của người mua hàng tạo nên sự tấp nập, nhộn nhịp, rất thú vị.
Đặc trưng của chợ tết Tây Nam Bộ là chợ trên sông
Ở bất cứ vùng miền nào cũng đều có thú vui chơi hoa vào ngày Tết. Nếu người miền Bắc lấy hoa đào là biểu tượng cho ngày Tết thì hoa mai lại là nét đặc trưng của Tết nguyên đán ở Nam Bộ. Vào những ngày này, chúng ta không khó để bắt gặp những chậu mai lớn, nhỏ được người bán đem trưng bày trên các con đường. Những gốc mai với mức giá hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng thu hút những ánh nhìn của người mua hàng.
Bên cạnh hoa mai, các loại cúc đủ màu sắc, hoa vạn thọ, hoa hướng dương,....cũng được nhiều gia đình lựa chọn để trang hoàng nhà cửa với ước muốn may mắn trong năm mới.
vXem thêm: Món quà Tết 2023 ý nghĩa, thiết thực nhất dành cho nhân viên
Chợ hoa ngày tết ở Miền Tây Nam Bộ
Đối với tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ, mâm ngũ quả sẽ không xuất hiện chuối, vì theo quan niệm của người miền Tây, loại quả này có âm giống từ "chúi", nó thể hiện sự nguy khó. Ngoài ra, cam cũng không được bày lên mâm ngũ quả vào ngày Tết, vì chúng ta thường có câu "quýt làm cam chịu".
Người dân nơi đây thường chọn các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, sung; bởi chúng tượng trưng cho quan niệm "Cầu vừa (dừa) đủ xung". Trong trường hợp không tìm được sung, họ sẽ sử dụng xoài vì "Cầu vừa đủ sài (soài)" hoặc thơm.
Những năm gần đây, mâm ngũ quả của người dân miền Tây sông nước trở nên phong phú hơn khi được trưng thêm cặp dưa hấu đỏ hoặc vàng, được trang trí thêm hình các con linh vật như Rồng, Phượng,...hoặc các chữ Phúc, Lộc, Thọ, Như Ý, Cát Tường,.....Dưới đôi bàn tay khéo léo của người bán, quả dưa hấu trở nên đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều.
Mâm ngũ quả đặc biệt trong dịp lễ tết
Vào ngày Tết, thời tiết ở miền Tây Nam Bộ khá là nắng nóng, do vậy mâm cỗ thường có nhiều món ăn nguội như bánh tét, bánh tráng, thịt kho tàu,.....với từng đặc trưng quan niệm của mỗi món ăn.
Mâm cỗ ngày tết khá đầy đủ của Miền Tây Nam Bộ
Xem thêm: Gợi ý những món quà Tết 2023 ý nghĩa dành tặng đồng nghiệp
Đặc trưng tết Tây Nam Bộ cũng được thể hiện trong các nghi lễ, tập tục ở nơi đây:
Các nghi lễ đặc trưng trong ngày tết của Miền Tây Nam Bộ
Như vậy, Enjoy đã giúp bạn dạo quanh khám phá những điểm đặc trưng tết Tây Nam Bộ. Mặc dù những phong tục cổ truyền của người dân vùng sông nước vào dịp Tết cũng dần được đơn giản hóa, nhưng một điều chắc chắn là những nét đặc trưng vẫn được giữ lại và trở thành nét đặc trưng của người dân vùng Tây Nam Bộ.
577,000₫
669,000₫
745,000₫
905,000₫
934,000₫
990,000₫
3,220,000₫
Một số thông tin hữu ích bạn cần tham khảo: