Khám phá mâm cỗ cúng đặc trưng ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về thì mỗi một gia đình trên đất nước Việt Nam đều sẽ làm những mâm cỗ cúng để kính nhớ ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, mỗi vùng miền khác nhau đều sẽ có những mâm cỗ cúng đặc trưng khác nhau và cho dù có sự khác biệt đôi nét nhưng những mâm cỗ này để thể hiện lòng thành, lòng biết ơn đến tổ tiên cũng như mong muốn một năm mới no đủ, hạnh phúc. Hãy cùng Enjoy khám phá mâm cỗ cúng ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam qua bài viết dưới đây nhé!

Khám phá mâm cỗ cúng đặc trưng ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam

Mâm cỗ cúng đặc trưng ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam

Mâm cỗ cúng miền Bắc

Khi nhắc đến mâm cỗ Tết đặc trưng của ba miền Bắc – Trung – Nam thì chắc chắn một mâm cỗ vẫn luôn giữ được nét truyền thống cũng như mang tính chuẩn mực nhất đó chính là mâm cơm cúng ngày Tết miền Bắc. Mâm cỗ của người dân miền Bắc rất chú trọng đến hình thức, cầu kỳ trong phong cách chế biến, trong mâm cỗ sẽ có 4 bát, 4 đĩa làm chủ đạo sẽ tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Những mâm cỗ lớn hơn thì sẽ có đến 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa để tượng trưng cho ý nghĩa phát tài, phát lộc và đặc biệt những mâm cỗ lớn thì sẽ phải xếp cao đến 2 - 3 tầng.

Bốn bát chính trong mâm cỗ của miền Bắc sẽ bao gồm một bát chân giò hầm măng, một bát bóng thả, một bát mọc nấm thả và một bát miến. Còn bốn đĩa sẽ bao gồm một đĩa thịt gà, thịt lợn, chả quế và giò lợn. Nhiều mâm cỗ còn bày thêm nhiều món ăn cho thêm phần đầy đủ, sung túc như là đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nộm su, đĩa cá kho riềng hay đĩa nộm rau cần. Món ăn tráng miệng sẽ có như là mứt quất, mứt sen, mứt gừng, chè kho và tất cả sẽ được bày trên dĩa nhỏ nên sẽ giúp mâm cỗ cúng thêm bắt mắt.

Điều quan trọng nhất không thể nào thiếu trong mâm cỗ miền Bắc đó chính là bánh chưng xanh. Bánh chưng được xem là linh hồn của ngày Tết cổ truyền giúp thể hiện tinh hoa của trời đây được thể hiện qua bàn tay khéo léo của con người.

Mâm cỗ cúng miền Bắc vẫn giữ được nét truyền thống, chuẩn mực của một mâm cơm cúng dịp Tết

Xem thêm: Bật Mí 10 Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Cổ Truyền Của Người Dân Việt Nam

Mâm cỗ cúng miền Nam

Nếu ở miền Bắc dịp Tết đến thường kéo theo thời tiết rét lạnh thì ở miền Nam thời tiết ngày Tết vẫn còn vương vấn chút nắng nóng.  Ngoài ra, miền Nam là vùng đất xưa kia ông bà ta di cư cộng thêm có nhiều sản vật phong phú nên trong mâm cúng ngày Tết có phần phong phú hơn, ít nặng nề các nghi thức hơn so với miền Bắc.

Bánh tét là món ăn truyền thống không thể nào thiếu được trong mâm cúng ngày Tết miền Nam. Bánh tét ở miền Nam rất đa dạng, phong phú về màu sắc, mùi vị, mỗi loại bánh tét được các nghệ nhân làm bánh tạo nên nhờ cách kết hợp nhiều nguyên liệu, tạo hình, màu sắc ấn tượng. Bên cạnh đó, trong mâm cúng của người dân miền Nam chắc chắn không thể thiếu nồi thịt kho tàu, nem bì, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, lòng heo khìa, gỏi gà xé phay, tôm khô,..

Mâm cỗ cúng miền Trung

Với người dân miền Trung thì vào mỗi dịp Tết đến xuân về thì trên mâm cỗ cúng chắc chắn không thể nào thiếu bánh tét, thịt giấm, nem chua còn đối riêng với người dân Huế thì trên mâm cúng phải có thêm đĩa giò lụa, thịt gà, thịt đông, chả Huế, thịt heo luộc,…Trong mâm cơm cúng sẽ có các món ăn kèm với cơm như món heo, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim,…và đặc biệt không thể thiếu các món canh giò heo hầm, bánh tét.

Mâm cỗ cúng miền Trung chắc chắn không thể thiếu món bánh tét truyền thống

Bên cạnh đó, trong mâm cỗ cúng Tết miền Trung còn có thêm các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm. Người dân miền Trung còn rất yêu thích các món bánh cuốn nên trong mâm cỗ cúng thỉnh thoảng sẽ không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn.

Xem thêm: Đón Tết Ở Ba Miền Bắc - Trung - Nam

Mâm cỗ cúng ngày Tết thường bao gồm những gì?

  • Bánh chưng, bánh tét: Đây là một món bánh truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết của người dân Việt Nam. Bánh tét là món bánh quen thuộc của người dân miền Nam và miền Trung, còn bánh chưng là món bánh dịp Tết của miền Bắc. Nếu dịp Tết cho không có 2 loại bánh này thì gia đình bạn khó có thể có được một cái Tết trọn vẹn.
  • Gà luộc: Đây là món ăn không thể nào thiếu trong mâm cỗ cúng dịp Tết của mọi nhà trên cả 3 miền đất nước. Gà luộc có cách chế biến vô cùng đơn giản, bình dị. Gà sẽ được cắt tiết, làm sạch từ đêm 30 Tết vì dịp đầu năm mới mọi người thường tránh sát sinh.
  • Canh miến: Đây là một món ăn quen thuộc của miền Bắc dịp năm mới trong cái rét lạnh của thời tiết thì việc thưởng thức một bát canh miến nóng hổi, thơm ngon thì còn có gì tuyệt vời hơn đúng không nào!
  • Canh khổ qua nhồi thịt: Nếu canh miến là đặc sản của miền Bắc dịp Tết thì canh khổ qua nhồi thịt lại là đặc sản của miền Nam và miền Trung. Cứ mỗi dịp Tết đến thì hầu hết mọi nhà đều sẽ nấu món canh khổ qua với mong muốn mọi đau khổ của năm cũ sẽ qua đi, chào đón một năm mới bình an, hạnh phúc.
  • Mâm ngũ quả: Một mâm ngũ quả được trang trí vào ngày Tết cổ truyền trên bàn thờ gia tiên chắc chắn là truyền thống lâu đời, một nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam. Mỗi loại quả đều mang những ý nghĩa khác nhau nhưng tất cả chúng đều giúp gia chủ gửi gắm những ước nguyện của các thành viên trong gia đình. Ngày nay, các gia đình thường sẽ chưng thêm một cặp dưa hấu đỏ trong mâm ngũ quả với ý nghĩa cầu tài lộc, may mắn trong năm mới.

Bánh chưng, bánh tét, thịt kho, canh khổ qua,... là những món ăn quan trọng trong mâm cúng Tết

Xem thêm: Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ba Miền

Ý nghĩa mâm cỗ cúng ngày Tết

Vào ngày mùng 1 Tết, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng thật hoành tráng để chào món năm mới đến. Phong tục này được bắt nguồn từ tên gọi Nguyên Đán với hàm ý “ Nguyên” có nghĩa là điểm khởi đầu và “Đán” là chào buổi sáng sớm. Chính vì vậy mà mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết mang ý nghĩa cho lời cầu chúc sự khởi đầu của một năm mới may mắn, tốt đẹp. Mùng 1 Tết còn mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đó chính là để tất cả các con cháu trong gia đình có dịp quây quần, sum vầy bên nhau cùng bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, bố mẹ và các bậc tổ tiên.

Còn vào ngày mùng 2 Tết thì mâm cỗ cúng được bày biện để mời thần linh về chung vui năm mới cùng gia đình. Việc này giúp bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc bề trên, giúp cả nhà được thần linh phù hộ cho cả năm mới tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được phát tài, phát lộc, thuận buồm xuôi gió. Mâm cơm cúng ngày mùng 3 Tết thường sẽ dành để cúng tiễn thần linh, gia tiên và hóa vàng. Mâm cơm này là dịp để tiễn các bậc tổ tiên, thần linh về trời sau 3 ngày chung vui cùng con cháu.

Trên đây, Enjoy đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị, bổ ích về những mâm cỗ cúng Tết đặc trưng của ba miền Bắc – Trung – Nam. Dù cho mỗi mâm cơm có sự khác nhau về các món ăn, cách bày biện thì chúng đều mang trong mình ý nghĩa nhớ về cội nguồn, tổ tiên, mong muốn gia đình được sum vầy, quây quần bên nhau cùng thưởng thức những món ăn truyền thống dịp Tết cũng như cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc, phát tài. 

Giỏ Quà Tết An Nhiên 565
Giỏ Quà Tết An Nhiên 669
Giỏ Quà Tết An Nhiên 745
Giỏ Quà Tết An Nhiên 905
Giỏ Quà Tết An Nhiên 934
Giỏ Quà Tết An Nhiên 990

Một số thông tin hữu ích bạn cần tham khảo:

 

 

bình luận trên bài viết “Khám phá mâm cỗ cúng đặc trưng ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin