Top 5 điểm khác nhau giữa Tết trung thu tại Việt Nam và Trung Quốc

Tết trung thu hay còn được biết đến với tên gọi Tết đoàn viên, ngày Tết đặc biệt này xuất hiện ở rất nhiều đất nước trên  khu vực Châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,… Tuy nhiên, một trong những đất nước có nền văn hóa tương tự gần giống với Việt Nam đó chính là Trung Quốc thì bạn có thắc mắc ngày Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào không? Hãy cùng Enjoy tìm hiểu sự khác nhau của Tết trung thu Trung Quốc và Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

Điểm khác nhau giữa Tết trung thu tại Việt Nam và Trung Quốc

Nguồn gốc ra đời của Tết trung thu

Theo như lịch sử thì Tết trung thu tại đất nước Trung Quốc ra đời vào thời nhà Thương ở thế kỷ 10 TCN. Vào thời bấy giờ người dân gọi đây là ngày hội ăn mừng mùa màng bội thu Rằm tháng 8. Sau này vào năm 618-907 thuộc nhà Đường thì lễ hội này ngày càng trở nên phổ biến và cho đến thời nhà Chu thì thuật ngữ Tết trung thu mới xuất hiện. Trong thời đại phong kiến Trung Quốc thì các vua chúa, quan viên lúc bấy giờ dành ra rất nhiều của cải để tổ chức nên ngày lễ hội mừng Tết trung thu vào đêm trăng tròn.

Tại Việt Nam, theo như các tài liệu lịch sử cổ xưa thì Tết trung thu tại Việt Nam ra đời vào thời nhà Lý tại kinh đô Thăng Long với nhiều hoạt động vui chơi như: rước đèn trung thu, múa rối nước, hội đua thuyền,.. Nhờ đó mà bạn cũng có thể biết được rằng Tết trung thu tại Việt Nam ra đời sau Trung Quốc.

Ý nghĩa Tết trung thu tại Việt Nam và Trung Quốc

Theo truyền thuyết của người dân Việt Nam thì Tết trung thu là ngày để người dân tổ chức làm lễ tạ ơn Rồng đã làm mưa giúp cho mùa màng bội thu. Vào ngày này, người lớn thì bày biện mâm cỗ còn trẻ nhỏ thì được đi phá cỗ và rước đèn. Cũng vào dịp này, tất cả mọi người sẽ cùng mua bánh trung thu, trà để thờ cúng ông bà tổ tiên hay làm quà biếu tặng ông bà, cha mẹ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác,…

Tết trung thu tại Việt Nam là ngày để gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau

Còn đối với người dân Trung Quốc thì Tết trung thu được xem là một trong 4 ngày lễ quan trọng trong năm của đất nước đông dân này. Ngày Tết này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt gắn liền với đời sống của người như: “Trung Thu, mọi người trong gia đình, dù ở bất kì đâu cũng đều sẽ về với ông bà cha mẹ ăn bữa cơm đoàn viên, đó là ý nghĩa “song viên”, nên cũng gọi là ”Tết Đoàn Viên”.

Xem thêm:  Bật mí cách làm bánh Trung thu cho người tiểu đường, ăn kiêng

Tín ngưỡng thờ cúng mặt trăng

Nếu xét về tín ngưỡng thờ cúng mặt trăng của người dân Trung Quốc và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Với người dân Việt Nam thì hình ảnh mặt trăng gắn liền với đời sống sinh hoạt mùa màng. Ngày rằm tháng 8 rơi vào mùa thu nên khí hậu thời tiết mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. Đêm rằm tháng 8 là đêm trăng tròn, sáng và đẹp nhất. Vào ngày này cũng là lúc mùa vụ vừa kết thúc nên người nông dân có thể thoải mái thư giãn, nghỉ ngơi thưởng thức trăng tròn, hòa mình cùng trời đất.

Đối với người dân Trung Quốc thì biểu tượng mặt trăng là sự hiện diện của sự phồn thịnh gắn liền với hình ảnh sinh con đẻ cái của người phụ nữ. Theo truyền thuyết cổ xưa tại đất nước này thì mặt trời và mặt trăng là một cặp vợ chồng và các ngôi sao chính là con cái của họ. Mặt trăng mang phần âm đại diện cho nữ giới thật lung linh, lộng lẫy vào đêm rằm tháng 8.

Với người dân Việt Nam thì hình ảnh mặt trăng gắn liền với đời sống sinh hoạt mùa màng

Truyền thuyết này còn cho rằng mặt trăng có hình tròn là do đang mang thai. Sau khi sinh con xong nó sẽ bị khuyết đi và xuất hiện hình lưỡi liềm. Người dân Trung Quốc rất coi trọng vấn đề duy trì nòi giống của người phụ nữ, vấn đề này cần được tôn trọng và ghi nhận sự hy sinh lớn lao của họ. Nên vào ngày 15 tháng 8 âm lịch chính là ngày tưởng nhớ công ơn sinh thành vĩ đại của các bà mẹ.

Xem thêm: Bật mí cách bảo quản bánh trung thu kem lạnh không bị hư hỏng

Các hoạt động trong ngày Tết trung thu

Đối với người dân Việt Nam thì vào ngày Tết trung thu họ sẽ có nhiều hoạt động như làm nhiều mâm cỗ bánh trung thu, trà để dâng lên tổ tiên, ông bà, cha mẹ, tổ chức thêm nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ như múa lân,... Các nghi lễ lần lượt như: Rước đèn, bày cỗ, phá cỗ, hát trống quân,…dưới ánh trăng tròn. Họ còn bày cúng nhiều sản vật, hương hoa vào đêm rằm tháng 8 để thể hiện lòng thành kính, biết ơn và cùng gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon, một tách trà ấm nóng để tất cả mọi người vui vẻ với nhau.

Việt Nam thường tổ chức múa lân chúc mừng ngày Tết trung thu

Đối với người Trung Quốc thì vào ngày Tết trung thu từ người lớn đến trẻ nhỏ đều có những hoạt động riêng. Người lớn thì bày tiệc để thưởng trăng, thả đèn dưới sống, một số bộ phận còn có hoạt động mai mối vào đêm trăng rằm. Trẻ nhỏ thì được tổ chức nhiều trò chơi chư đèn kéo quân, rước đèn cá chép, múa lân, múa lửa rồng, ăn bánh trung thu.

Xem thêm: Bật mí cách làm bánh trung thu than tre siêu độc đáo, thơm ngon tại nhà

Tục lệ chơi đèn lồng

Ở Việt Nam, vào ngày Tết trung thu trẻ em thường có tục lệ chơi đèn lồng với nhiều hình dáng khác nhau. Những chiếc đèn lồng được người thợ tô điểm bởi nhiều họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam như chữ thư pháp, hoa mai, cành đào hay các di tích lịch sử. Đèn lồng đối với người dân Việt Nam còn tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tình cảm gia đình.

Đèn lồng đối với người dân Việt Nam còn tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tình cảm gia đình

Người Trung Quốc thường sử dụng đèn lồng có dạng tròn màu đỏ vào đêm rằm tháng 8. Họ cho rằng màu đỏ sẽ tượng trưng cho sự bình yên, may mắn cũng như biểu trưng cho khả năng sinh sản. Còn đèn lồng sẽ mang đến sự hạnh phúc, may mắn, bình an cho tất cả người dân.

Xem thêm: Mách Bạn Bí Quyết Làm Bánh Trung Thu Vỏ Mềm Xốp Thơm Ngon Tại Nhà

Hy vọng qua bài viết này Enjoy đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị về 5 điểm khác nhau giữa Tết trung thu tại Việt Nam và Trung Quốc. Dù phong tục, cách tổ chức ngày lễ ở 2 đất nước này có nhiều điểm khác nhau nhưng nói chung đây vẫn là một phong tục, một nét văn hóa hết sức ý nghĩa và quan trọng cần được giữ gìn. Chúc bạn sẽ có được một mùa Tết trung thu thật hạnh phúc bên gia đình nhé!

bình luận trên bài viết “Top 5 điểm khác nhau giữa Tết trung thu tại Việt Nam và Trung Quốc

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin