Điểm hấp dẫn của những chiếc bánh trung thu ngay từ cái nhìn đầu tiên đó chính là màu vàng nâu bóng loáng và những đường nét hoa văn sắc sảo trên lớp vỏ bánh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm ra được một lớp vỏ bánh trung thu mềm xốp, hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên làm bánh, có nhiều trường hợp vỏ bánh bị khô cứng, rạn nứt, chỗ lồi chỗ lõm hay hoa văn bị mất đường nét. Vì vậy làm thế nào để bạn có được một chiếc bánh trung thu với vỏ mềm xốp như ý? Hôm nay, hãy cùng ENJOY tìm hiểu bí quyết làm bánh trung thu này nhé!
Bí quyết làm bánh trung thu vỏ mềm xốp thơm ngon tại nhà
Cách làm vỏ bánh trung thu mềm xốp tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu làm vỏ bánh
- 240gr bột mì, tùy theo hàm lượng protein trong bột mì sẽ quyết định đến độ mềm xốp của vỏ bánh, bạn cũng có thể kết hợp 120gr bột làm bánh ngọt và 120gr bột làm bánh mì.
- 160gr nước đường bánh nướng.
- 30gr dầu ăn hoặc dầu đậu phộng.
- 1 lòng đỏ trứng gà.
- 10gr bơ đậu phộng (khoảng 2 muỗng cà phê đầy).
- ¼ muỗng cà phê ngũ vị hương.
Nguyên liệu làm nước đường bánh nướng
- 1kg đường, bạn có thể sử dụng đường cát trắng, đường vàng hoặc đường nâu đều được. Nếu dùng đường vàng và đường nâu màu nước đường cho ra sẽ đậm hơn cho màu sắc bánh đẹp hơn, đặc biệt bạn không nên sử dụng đường thốt nốt trong trường hợp này.
- 600ml nước lọc.
- 1 trái chanh khoảng 70gr (bỏ hạt, giữ lại vỏ chanh).
- 30gr đường mạch nha (có thể dùng hoặc không).
Chuẩn bị nguyên liệu làm nước đường bánh nướng
Chế biến nước đường bánh nướng
- Bước 1: Vắt chanh lấy nước cốt và bỏ hạt đi.
- Bước 2: Đun sẵn ấm nước sôi. Cho đường vào nồi, sau đó đổ nước sôi vào khuấy đều cho đường tan hết.
- Bước 3: Đặt nồi nước đường vừa khuấy lên bếp, đun đến khi sôi và xuất hiện bọt trắng thì hạ lửa ở mức độ vừa, vớt hết bọt để giữ lại độ trong cho nước đường.
- Bước 4: Đổ phần nước chanh đã vắt vào nồi nước đường và đun với mức lửa cực nhỏ, sau đó cho vỏ chanh vào đun cùng khoảng 50 – 60 phút.
Cuối cùng, tắt bếp và chúng ta có thành phẩm nước đường bánh nướng.
Chế biến vỏ bánh trung thu mềm xốp
- Bước 1: Cho bột vào rây để lọc loại bỏ các phần bột bị vón cục.
- Bước 2: Tạo một lỗ tròn giữa âu bột và cho lần lượt các nguyên liệu còn lại vào giữa.
- Bước 3: Khuấy đều phần hỗn hợp ở giữa để hỗn hợp này dần dần hòa quyện với phần bột khô từ trong ra ngoài. Sau đó, bạn bắt đầu nhào bột cho đến khi bột đều và đạt trạng thái dẻo mịn. Nếu bột được trộn xong bị khô, bạn có thể cho thêm ít nước đường hoặc dầu ăn.
- Bước 4: Bọc kín bột lại và để cho bột nghỉ khoảng 30 - 40 phút.
- Bước 5: Lấy bột ra, dùng cân để chia bột thành từng phần bằng nhau. Dùng cây cán bột phủ một lớp bột mì và cán các phần bột đã chia, độ mỏng vừa phải. Lớp bột được cán nên có phần rìa dày hơn phần tâm và kích thước không quá rộng, độ rộng bằng 2/3 phần nhân.
- Bước 6: Đặt nhân bánh vào giữa và miết dần phần rìa bột đến khi bao trọn phần nhân. Nếu bên trong có không khí, hơi phồng và mềm thì bạn dùng tăm tre chọc vào cho không khí thoát ra nhé.
- Bước 7: Cho phần bánh trung thu vào khu đã được quét sẵn một lớp dầu ăn mỏng và thực hiện thao tác ép khuôn tạo hình cho bánh. Sau khi bánh thành hình, bạn lấy ra khỏi khuôn và cho vào lò nướng đã được khởi động làm nóng sẵn.
Với cách làm trên đây, bạn đã có thể làm cho gia đình một mẻ bánh trung thu thật ngon và cùng nhau thưởng thức trong mùa trung thu này rồi đấy.
Chế biến vỏ bánh trung thu mềm xốp thơm ngon tại nhà
Lưu ý trong quá trình làm vỏ bánh trung thu
- Không khuấy trong quá trình nấu đường để tránh bị kết tinh, vớt bọt đọng trên mặt nước đường trong quá trình nấu để nước đường được trong hơn.
- Ở bước quét mặt bánh, nước đường sẽ làm giúp bánh lên màu đẹp hơn nhưng nếu dùng nhiều quá sẽ làm bánh nhanh cháy và dính tay, bạn nên lưu lý đừng lạm dụng quá nhé.
- Bạn đừng cho quá nhiều bánh vào 1 khay nướng nhé, bánh sẽ không chín đều, đặc biệt là ở thành bánh.
- Vỏ bánh khô có thể là do thiếu dầu, bị ướt có thể đo lượng dầu trong nhân tươm ra trong quá trình nướng, gặp vấn đề này thì bạn nên xem lại lượng dầu trong phần làm vỏ bánh nhé.
- Bánh nướng bị phồng đế một phần là do bạn sên nhân chưa đủ độ cứng, nướng nhân chảy nhão xuống đế bánh khiến bánh bị phồng.
- Mặt bánh bị nứt thường do thời gian nướng bánh quá lâu.
Bật mí khi làm bánh trung thu để vỏ bánh không bị khô, nứt
Lựa chọn bột làm bánh chứa hàm lượng protein thấp
Mỗi loại bột sẽ mang một tính chất khác nhau những điều bạn cần lưu ý là bột có hàm lượng protein càng thấp sẽ cho ra vỏ bánh càng mềm xốp. Một vỏ bánh trung thu ngon sẽ có độ mềm xốp vừa phải. Không quá mềm sẽ làm cho bánh không vững và biến dạng trong quá trình nướng.
Chính vì vậy, ngoài loại bột bánh trung thu chuyên dụng, công thức vỏ bánh được mọi người chia sẻ nhiều nhất là bột mì đa dụng và bột bánh mì với tỉ lệ 1:1. Thành phẩm sẽ vừa mềm xốp vừa chắc tay.
Bột bánh có hàm lượng protein càng thấp sẽ cho ra vỏ bánh càng mềm xốp
Nước đường bánh nướng phải đạt chuẩn
Sau bột bánh, nước đường bánh nướng chính là nguyên liệu giúp cho vỏ bánh mềm, thơm và có màu sắc đẹp hơn. Nước đường bánh nướng phải đạt chuẩn:
- Để tối thiểu 10 – 14 ngày mới được sử dụng.
- Có độ sệt, khi trộn bột mới tránh được hiện tượng bột nhão và tách nước.
- Nước đường càng đậm màu bánh sẽ có màu càng đẹp.
- Nước đường nấu cùng chanh hoặc dứa sẽ tạo mùi thơm the mát cho vỏ bánh.
Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và nhào bột đúng cách
Những nguyên liệu chính để làm vỏ bánh trung thu đó là bột, nước đường bánh nướng, lòng đỏ trứng gà, có thể thêm 1 ít dầu ăn hoặc mật ong để tạo độ bóng và bơ đậu phộng để tăng độ thơm béo cho vỏ bánh.
Lưu ý khi trộn bột, bạn chỉ cần nhào bột đến khi các nguyên liệu hòa quyện. Nếu nhào kỹ quá sẽ làm mất nét và nứt vỏ. Ủ bột sau khi nhào khoảng 30 phút.
Bọc bánh đúng cách và cho khối lượng thích hợp
- Khối lượng phần vỏ sẽ bằng ½ phần nhân bánh. Bạn có thể dựa vào đây để xác định khối lượng vỏ đủ cho phần nhân sao cho phù hợp.
- Sau khoảng 30 phút, phần bột sẽ mịn và dẻo hơn. Vì bột dễ khô nên phần chưa sử dụng đến bạn nên bọc kín lại.
- Vỏ mỏng khoảng 0.4 - 0.6 cm là chuẩn. Trong quá trình bọc nhân, lưu ý bạn vừa bọc vừa miết sát không cho không khí lọt vào giữa, nếu không thành phẩm bánh sẽ bị tách nhân và vỏ.
- Sau khi bọc nhân xong, bạn tiến hành đóng khuôn ngay, vì để lâu sẽ khiến bánh bị khô, khó đóng và bị mất nét họa tiết bánh.
Bọc bánh đúng cách và cho khối lượng thích hợp
Nướng bánh đúng nhiệt độ
Trước khi nướng hãy nhớ làm nóng lò ở nhiệt độ khoảng 160 – 175 độ C trong 15 phút. Thời gian nướng bánh trung thu lần lượt là:
- Lần 1: Nhiệt độ 180 – 190 độ C trong 5 – 8 phút tùy theo kích thước bánh.
- Lần 2: Nhiệt độ 190 – 200 độ C trong 5 – 7 phút.
- Lần 3: Nướng bánh ở nhiệt độ 160 – 180 độ C đến khi bánh chín.
Trên đây Enjoy đã hướng dẫn các bạn làm những chiếc bánh trung thu cực kỳ chi tiết từng công đoạn. Hãy làm thử ngay tại nhà hôm nay để có những chiếc bánh thật thơm, thật đẹp và ngon nhé! Còn nếu bạn chưa tự tin về tay nghề của mình, quý khách có thể chọn cách đặt mua những sản phẩm bánh Trung Thu tại những địa điểm uy tín, có thương hiệu, để tặng cho người thân hoặc bạn bè của mình.
Tìm mua bánh trung thu thơm ngon chuẩn vị tại ENJOY
ENJOY là đại lý chuyên phân phối các sản phẩm bánh trung thu thơm ngon chuẩn vị, số lượng lớn cho gia đình và các doanh nghiệp trên toàn quốc với nhiều chính sách ưu đãi nhất cho khách hàng. Với 15 năm kinh nghiệm ENJOY cam kết luôn mang đến cho khách hàng sự hoàn hảo về chất lượng sản phẩm và niềm tin trọn vẹn từ dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Hãy để ENJOY mang đến cho bạn và những người thân yêu của bạn một mùa Trung Thu trọn vẹn và đầy ý nghĩa nhé!