4 phong tục truyền thống ngày Tết Việt Nam

Tết cổ truyền vốn là dịp để gia đình sum vầy, đoàn viên vui vẻ tận hưởng không khí chuyển giao thiêng liêng. Rất nhiều phong tục truyền thống ngày tết, tập quán được hình thành tự bao giờ và đi vào đời sống ngày Tết của người Việt như một lẽ hiển nhiên, để cho ai đi xa khỏi vùng lãnh thổ cũng cảm thấy bùi ngùi nuối tiếc và mong một sự trở về. Hãy cùng Enjoy tìm hiểu những nét đẹp truyền thống này nhé!

Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa

Từ những ngày cuối năm, khi mọi công việc ở cơ quan được tạm gác lại, thì công việc “tại gia” luôn chờ đón để được thực hiện chính là sửa soạn, dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp và trang hoàng đẹp đẽ. Bởi lẽ, người Việt quan niệm rằng, cần bỏ hết những bụi bẩn, xui xẻo của năm cũ để đón nhận may mắn; và Tết cũng là dịp để bà con, họ hàng, bạn bè đến thăm nhà của nhau. 

Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.png

Sơn lại màu tường đã cũ, lau tấm cửa cho thật sáng, lau sàn nhà thơm ngát, chùi sạch bụi ở bàn ghế, tủ thờ, bếp núc… có lẽ là những việc làm không còn xa lạ gì trong “công cuộc trang điểm” cho ngôi nhà của bạn dịp Tết đến xuân về.

Sơn lại màu tường đã cũ

Hoa mai vàng và hoa đào hồng phai là điểm nổi bật, tượng trưng cho ngày Tết, thường được mọi người đặt ở 2 bên cánh cửa chính, như thay mặt gia chủ chào mừng khách tới thăm nhà. Các loại hoa tươi như hoa cúc, vạn thọ hoặc cây quất cũng được sử dụng để trang trí cho ngôi nhà thêm tươi tắn và đầy màu sắc.

Cúng ông Công ông Táo

Theo thông lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà lại bày mâm cúng ông Công, ông Táo - vua bếp - để ông lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn của gia đình trong năm. Người xưa quan niệm rằng ông Táo là thần bếp, được Thượng đế giao trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong nhà. Hằng năm ông sẽ lên trời trình báo để thượng đế xét thưởng hay phạt gia chủ.

Cúng ông Công ông Táo

Vì thế mọi người dọp dẹp khu vực bếp sạch sẽ để tiễn ông Táo về trời với mong muốn nhờ ông báo cáo điều tốt để có một năm mới thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc.

Lễ cúng ông Táo thường có một con cá chép vì tục truyền đây là phương tiện di chuyển của ông.

Tảo mộ

Uống nước nhớ nguồn vẫn là đạo lý chi phối đời sống đạo đức và tình cảm của mọi người Việt Nam. Tảo mộ là dịp để con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước và thể hiện sự báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành, tạo dựng của tổ tiên.

Đi tảo mộ, mọi người sẽ sửa sang lại phần mộ của tổ tiên, thắp nén nhang, cắm bình hoa và có một mâm cỗ cúng cho người đã khuất trong không khí thành kính và trang nghiêm.

Thăm viếng, tặng quà

Cả năm bận rộn với công việc, Tết là khoảng thời gian để gắn kết tình cảm bằng việc đi thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè.

Mọi người thường chúc nhau sức khỏe dồi dào, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn... hoặc động viên nhau tai qua nạn khỏi hay của đi thay người đối với những ai trong năm gặp vận xui. Mọi sự đều hướng về điều tốt lành và bình an.

Thăm viếng, tặng quà

Bên cạnh lời chúc, những món quà cũng là cách giúp bạn thể hiện tình cảm một cách chân thành nhất. Tặng những món quà sức khỏe cho người lớn tuổi; tặng giỏ quà, hộp quà tổng hợp cho những người thân trọng; tặng bánh kẹo, mứt cho nhà có trẻ nhỏ; tặng rượu, trà, cà phê cho những nhà có thú vui đối ẩm… Enjoy có đầy đủ những thức quà mà bạn có thể lựa chọn, phù hợp với các đối tượng tặng quà phong phú.

Mong bạn và gia đình luôn giữ được những nét đẹp truyền thống, những phong tục đáng trân trọng ngày Tết Nguyên Đán. Enjoy sẵn sàng đồng hành cùng bạn để thực hiện phong tục thăm viếng, tặng quà, bạn nhé.

Thanh Hoa

bình luận trên bài viết “4 phong tục truyền thống ngày Tết Việt Nam

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin