Ý nghĩa của các phong tục truyền thống trong ngày tết cổ truyền

Bé yêu của bạn bắt đầu háo hức mong sớm đến Tết để được mặc đồ mới đi chơi? Không những thế, bé còn tò mò muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình với rất nhiều câu hỏi:  “Tại sao phải hái lộc đầu năm?” “Sao ông bà năm nào cũng nấu bánh chưng hả mẹ?”, “Ngày bình thường sao người lớn không lì xì con bằng phong bì đỏ bố nhỉ?”… Trong những ngày cuối năm rộn ràng chuẩn bị đón Tết, bạn hãy dạy con ý nghĩa của các phong tục truyền thống qua những câu chuyện cổ tích hay lời giải thích đơn giản nhé.

1. Trao gửi quà tặng

Cũng giống như ngày Giáng sinh ở phương Tây, người Việt Nam cũng có phong tục tặng quà cho nhau vào những ngày cuối năm. Nếu bạn có đưa bé đi chọn giỏ quà với các loại mứt , rượu vang, bánh, kẹo… thì hãy giải thích cho con hiểu hành động ý nghĩa này. Bạn có thể mua cho bé hộp bánh hay kẹo để chia sẻ với các bạn trong lớp.

2. Cùng đón giao thừa

Để chuẩn bị cho đêm giao thừa, mọi người sẽ rất bận rộn dọn dẹp nhà cửa, mua hoa mai hay hoa đào về trang trí phòng khách, gói bánh chưng… Bé còn nhỏ nên sẽ quấn lấy bạn và thậm chí có thể làm bạn dễ mất kiên nhẫn với những câu hỏi trẻ con. Hãy giao cho bé một “công việc” nhẹ nhàng như dọn phòng của bé hoặc bảo bé ngồi bên cạnh để kể chuyện ngày Tết… Dù rất mệt mỏi, bạn cũng đừng la mắng hay lớn tiếng sẽ khiến bé sợ hãi và mất không khí đầm ấm ngày cuối năm.

3. Hái lộc đầu năm

Theo quan niệm cổ truyền, xin một cành lộc nhỏ ở đền, chùa, miếu… vào thời khắc giao thừa hoặc sớm mồng một Tết sẽ được may mắn cả năm. Bạn có thể giải thích những cành lộc xanh sẽ giúp bé có thêm nhiều niềm vui trong năm mới: học giỏi, bạn bè và thầy cô yêu mến, nhận được nhiều quà… Nếu bé muốn “hái lộc”, bạn hãy đưa bé ra một cái cây xum xuê trước nhà và nhẹ nhàng hái một chiếc lá xanh về để trên bàn học. Đây cũng là một cách tạo niềm tin và khích lệ bé yêu cố gắng nhiều hơn để hiện thực hoá những “điều ước” của mình.

4. Mừng tuổi đầu năm

Phong bao lì xì đỏ thể hiện tình cảm yêu thương của người lớn dành cho bé nên bạn cần dạy bé đưa hai tay cầm lấy và nói lời cảm ơn. Hãy dặn bé trước ở nhà cách ứng xử khi nhận lì xì và nhắc nhở ngay khi bé quên. Để tránh tạo thói quen vòi vĩnh, bạn nên nói rằng bé phải ngoan ngoãn thì mới được người lớn thương và lì xì vào dịp Tết. Nhờ vậy, bé sẽ có động lực để cố gắng làm “con ngoan” và chú ý hơn khi ứng xử với người lớn đấy.

5. Quây quần bên mâm cỗ

Ngày Tết là dịp cả nhà sum vầy bên mâm cỗ thịnh soạn với rất nhiều món ngon sau khi đã cúng tổ tiên. Các món ăn ngày Tết cũng mang nhiều ý nghĩa về mong ước một năm mới an lành và thịnh vượng: bánh chưng, thịt gà luộc, mâm ngũ quả… Bạn có thể kể bé nghe “Sự tích bánh chưng, bánh dày” để dạy con trân trọng những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo trắng thơm…

Để con có những trải nghiệm sâu sắc hơn về ngày Tết cổ truyền, bạn cũng nên tạo cơ hội để con trải nghiệm thêm những nét đẹp văn hoá của các trò chơi dân gian, câu đối, lời chúc đầu năm mới… Hãy cùng con tận hưởng kỳ nghỉ Tết thật ý nghĩa và đậm đà bản sắc dân tộc bạn nhé.

Giỏ Quà Tết An Nhiên 565
Giỏ Quà Tết An Nhiên 669
Giỏ Quà Tết An Nhiên 745
Giỏ Quà Tết An Nhiên 905
Giỏ Quà Tết An Nhiên 934
Giỏ Quà Tết An Nhiên 990

bình luận trên bài viết “Ý nghĩa của các phong tục truyền thống trong ngày tết cổ truyền

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin